Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Xử lý nước thải nhà máy giấy

Nước thải của các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy thường chứa nhiều tạp chất, hóa chất và các chất ô nhiễm dạng vô cơ và hữu cơ trong đó hàm lượng BOD, COD, SS trong nước thải rất cao nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.



Các phương pháp xử lý nước thải trong công nghiệp giấy

 Các phương pháp xử lý loại bỏ các chất ô nhiễm nước của ngành giấy bao gồm lắng, đông keo tụ hóa học và phương pháp sinh học.

Phương pháp lắng

Dùng để tách các chất rắn dạng bột hay xơ sợi, trước hết đối với dòng thải từ công đoạn nghiền và xeo giấy. Với mục đích thu hồi lại xơ sợi, bột giấy thì dùng thiết bị lắng hình phễu. Trong quá trình lắng cần tính toán thời gian lưu thích hợp vì thời gian lưu dài dễ có hiện tượng phân hủy yếm khí, khi bùn lắng không được lấy ra thường xuyên. Để nước thải lắng được tốt thường tính toán với tải trọng bề mặt từ 1-2 m3/m2.h. Để nâng cao hiệu suất lắng và giảm thời gian lưu trong bể có thể thổi khí nén vào bể lắng. Loại bể lắng tuyến nổi này thường có bề mặt 5-10 m3/m2.h.

Phương pháp đông keo tụ hóa học

Phương pháp này dùng để xử lý các dạng hạt rắn lơ lửng, một phần chất hữu cơ hòa tan, hợp chất photpho, một số chất độc và khử màu. Phương pháp này có thể xử lý trước hoặc sau xử lý sinh học. các chất keo tụ thông thường là phèn sắt, phèn nhôm và vôi. các chất polime dùng để trợ keo và tăng tốc trong quá trình lắng. đối với mỗi loại phèn cần điều chỉnh pH của nước thải ở giá trị thích hợp, chẳng hạn như phèn nhôm pH từ 5-7, phèn sắt pH từ 5-11, vôi thì pH >11.

Phương pháp sinh học

Nước thải sản xuất giấy có chứa các hợp chất lignin là những chất có khả năng phân hủy hiếu khí và kỵ khí rất chậm do đó trước khi đưa nước thải vào xử lý sinh học thì dịch đen của quá trình sản xuất bột giấy cần được xử lý cục bộ để tách lignin.

Đặc tính của nước thải ngành giấy thường có tỷ lệ BOD: COD<0.55 và hàm lượng COD cao (>1000mg/l) nên trong xử lý thường kết hợp giữa phương pháp hiếu khí và kỵ khí.

Nước thải trước khi đưa vào bể sinh học UASB được bổ sung đủ chất dinh dưỡng N và P. Thiết bị để xử lý sinh học kị khí có thể dùng hồ kị khí hay các loại thiết bị kị khí cao tốc như UASB.

Xử lý nước thải công nghiệp giấy bằng phương pháp hiếu khí thường gặp hiện tượng tạo bùn dạng sợi rất khó lắng. Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải ngành này có hàm lượng các chất cacbonhyđrat cao, các hợp chất này là những chất dễ phân huỷ sinh học, mặt khác nước thải có hàm lượng sunfit cao, kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật. Ngoài ra còn do trong nước thải thiếu chất dinh dưỡng nitơ và phôtpho. Trong nhiều trường hợp, để bùn hoạt tính trong xử lý nước thải cần vận hành với chỉ số thể tích bùn cao khoảng từ 2 đến 4g/l và tải trọng bề mặt của bể lắng thứ cấp là 0,3 – 0,4 m3/m2.h.

Chọn phương án xử lý thích hợp cho từng cơ sở sản xuất cần phải nghiên cứu khảo sát xem cơ sở có xử lý dịch đen hay không, tỷ lệ nước tuần hoàn như thế nào và các đặc tính của dòng thải. Xử lý nước thải ngành giấy có thể thực hiện xử lý cục bộ từng dòng sau đó xử lý tập trung với các dòng khác trong bộ cơ sở hay xử lý tập trung với các dòng khác trong nội bộ cơ sở hay xử lý tập trung nước thải sinh hoạt.

Cơ sở để lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp

- Dựa vào lưu lượng, thành phần và tính chất của nước thải
- Dựa vào tiêu chuẩn nguồn tiếp nhận
- Diện tích mặt bằng của hệ thống xử lý
- Dựa vào kinh phí đầu tư và tính kinh tế của công trình

Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu xử lý nước thải cho nhà máy sản xuất giấy hãy liên hệ trực tiếp tới môi trường Phố Xanh hoặc gửi thông tin qua mail moitruongphoxanh@gmail.com chúng tôi sẽ tư vấn và lựa chọn giải pháp phù hợp nhằm xử lý triệt để nguồn ô nhiễm và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp. Với 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và lắp đặt  thành công các hệ thống xử lý nước thải chúng tôi tin rằng sẽ đem lại lợi ích tốt nhất cho mọi khách hàng.

LIÊN HỆ
Công ty cổ phần Phố Xanh
ĐC: 24A, đường 109, p.Phước Long B, Q.9, Tp.HCM
ĐT: 0822132107 . Website: Phoxanh.com.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét