Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Xử lý nước thải dệt nhuộm tại Bình Dương

Ngành may mặc và dệt nhuộm trở thành “một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao do đó thu hút đầu tư lớn tại các khu công nghiệp ở Tp.HCM, Bình Dương .vv..Sản xuất được đẩy mạnh tuy nhiên vấn đề môi trường mà ngành dệt may Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn đó chính là nước thải. Lượng nước sử dụng trong quá trình nhuộm và hoàn tất vải có biên độ dao động lớn và nồng độ ô nhiễm cao rất khó xử lý do đó cần tính toán và đưa ra công nghệ xử lý phù hợp để xử lý triệt để nguồn ô nhiễm.

Xử lý nước thải dệt nhuộm tại Bình Dương


Tính chất nước thải dệt nhuộm


Hoạt động sản xuất của ngành dệt may bao gồm nhiều công đoạn, từ phát triển nguồn nguyên liệu (trồng cây nguyên liệu, sản xuất bông xơ) cho tới kéo sợi, dệt vải, nhuộm hoàn tất, may và tiêu thụ sản phẩm.
Trong hầu hết các công đoạn của quá trình nhuộm và hoàn tất đều phát sinh nước thải, thành phần nước thải thường không ổn định, thay đổi theo loại nguyên liệu, loại thuốc nhuộm, loại hóa chất, chất trợ, quy trình công nghệ… Về cơ bản, nước thải nhuộm thường có nhiệt độ, độ màu và COD cao.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và xử lý nước thải cho nhiều doanh nghiệp Phố Xanh giới thiệu quy trình công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm cho doanh nghiệp tại KCN Đất Cuốc  tỉnh Bình Dương  như sau:
Xử lý nước thải dệt nhuộm tại Bình Dương
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tại KCN Đất Cuốc Bình Dương

Thuyết minh quy trình xử lý

Quy trình xử lý nước thải tập trung tại Công ty được phân theo các cụm sau:

Xử lý sơ bộ;
Xử lý hóa lý bậc 1
Xử lý sinh học;
Xử lý hóa lý bậc 2
Hệ thống xử lý khô bùn

 Cụm xử lý sơ bộ

Tách loại tạp chất chất; điều hòa nồng độ, lưu lượng, độ pH của nước thải, hạ nhiệt độ nước, giảm thiểu một phần chất ô nhiễm trong nước thải nhờ sục oxy và tung nước sàn giải nhiệt.

– Song chắn rác thô, máy tách rác tinh và bể thu gom nước thải

Nước thải sản xuất của Nhà máy theo đường ống thu gom nước thải đi qua song chắn rác thô để chắn lại các loại rác có kích thước từ 5 ~20mm trước khi đi vào bể thu gom nước thải.

Nước thải từ bể thu gom tiếp tục qua máy tách rác tinh để tách rác tinh trước khi bơm vào bể điều hòa. Máy tách rác tinh có lưới lọc rác tinh lọc các xơ sợi và tạp chất có kích thước từ 1 ~5mm trong nước, tránh thiết bị tắc nghẽn, giảm tải cho hệ thống.

– Tháp giải nhiệt

Do nước thải của xưởng dệt nhuộm nhiệt độ cao (50-60oC), vì vậy để không ảnh hưởng đến chất lượng vi sinh trong công đoạn xử lý sinh học nên nước thải sau khi tách rác sẽ được bơm lên tháp giải nhiệt để hạ nhiệt độ xuống dưới 40oC.

– Bể điều hòa

Do lưu lượng nước và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của các quá trình như nhuộm, in…có sự thay đổi lớn, vì vậy bể điều hòa được thiết kế với thời gian lưu lớn nhằm điều hòa nồng độ chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải. Tại đây nước thải cũng được bổ sung NaOH hoặc H2SO4 nhằm điều chỉnh pH của nước về mức 6-7 tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình keo tụ tạo bông tiếp theo. Bể điều hòa được sục khí để trộn giúp cho chất lượng nước đồng điều, hạn chế sự quá tải cho các công trình phía sau.

 Cụm xử lý hóa lý bậc 1

Đối với nhà máy dệt nhuộm do đầu vào có hàm lượng chất ô nhiễm cao nên phải xử lý hóa lý trước khi xử lý sinh học nhằm giảm tải các chất ô nhiễm như COD, SS, độ màu,…tạo điều kiện thuận lợi cho các bước xử lý tiếp theo.

– Bể keo tụ tạo bông và bể lắng

Nước thải từ bể điều hòa được bơm vào ngăn khuấy trộn và tạo bông của cụm hóa lý. Tại đây, chất phá màu, các hóa chất keo tụ, trợ keo tụ như PAC, Polymer được đưa vào bể, quá trình khuấy trộn hóa chất và nước thải thông qua mô tơ khuấy. Dưới tác dụng của hóa chất đưa vào, các chất ô nhiễm, chất gây màu,..sẽ kết tủa tạo phân tử có kích thước và trọng lượng lớn. Sau đó nước thải được dẫn qua bể lắng bùn 01 để tách bùn cặn, còn nước thải sau khi tách bùn cặn được tự chảy sang bể xử lý sinh học hiếu khí.


Cụm xử lý sinh học

Công đoạn xử lý sinh học không thể thiếu trong công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm, bởi hiệu suất xử lý COD, BOD, N, P cao và chi phí vận hành thấp.

Nước thải sau khi qua công đoạn xử lý hóa lý được đưa vào bể sinh học hiếu khí (gồm hiếu khí có giá thể dính bám và hiếu khí lơ lửng) cùng với nước thải sinh hoạt. Tại ngăn hiếu khí, oxy được cấp vào nhờ hệ thống phân phối khí bọt mịn dưới đáy bể, vi sinh sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất ô nhiễm theo phương trình phản ứng:

Chất hữu cơ + O2 + Chất dinh dưỡng + vi khuẩn hiếu khí à CO2 + H2O + NH3 + C5H7NO2 (vi khuẩn mới) + Năng lượng

Đồng thời với quá trình trên là quá trình hô hấp nội bào được thể hiện bằng phương trình phản ứng:

C5H7NO2 + O2 + vi khuẩn à CO2 + H2O + NH3 + E

Thông thường hiệu suất xử lý sinh học rất cao khoảng 70% đối với các chất ô nhiễm COD, BOD, N và P. Nồng độ bùn hoạt tính trong bể sục khí dao động từ 2.000 – 3,000 mg/l phụ thuộc vào nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải.

Bể lắng sinh học

Hỗn hợp gồm nước thải và bùn hoạt tính sau khi xử lý qua bể sinh học hiếu khí được chuyển tới bể lắng bùn 02. Bùn hạt sẽ bị trọng lực lắng xuống đáy bể còn phần nước trong bên trên sẽ tiếp tục chuyển qua giai đoạn xử lý hóa học.

Một phần bùn được tái tuần hoàn trở lại bể aerotank nhằm tăng nồng độ bùn hoạt tính, phần còn lại được máy bơm bùn bơm dẫn đến bể chứa bùn để tiếp tục xử lý bằng phương pháp ép bùn, phơi bùn và hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom xử lý đúng quy định.

 Cụm xử lý hóa lý bậc 2 (oxy hóa bậc cao)

Đối với nước thải dệt nhuộm, công nghệ xử lý hóa lý 1 bậc kết hợp vi sinh hiếu khí – dính bám trong một số trường hợp vẫn chưa đạt QCVN 40 :2011/BTNMT cột B Nên để đảm bảo nước sau xử lý đạt yêu cầu và hướng tới đạt QCVN 40 :2011/BTNMT cột A, cần thiết phải bổ sung thêm cụm Oxy hóa bậc 2. Hóa chất sử dụng ở cụm xử lý này là chất oxy hóa bậc cao (H2O2) và các chất phụ trợ. Phương pháp oxi hóa bậc cao có thể khử gần như triệt để màu và COD. Chất lượng nước thải đầu ra phụ thuộc vào lượng hóa chất sử dụng.

Nước thải sau khi qua cụm hóa lý bậc 2 sẽ được dẫn về bể lắng tách bùn, về bể khử trùng (bằng clorin), về hồ chứa trung gian và bể chứa cuối trước khi thoát ra hệ thống thu gom chung dẫn về trạm XLNT tập trung của KCN Đất Cuốc.

Cụm xử lý bùn

Bùn sinh ra ở các bể lắng 01, lắng 02 và lắng 03 sẽ được bơm tập trung về bể chứa bùn. Sau đó được bơm lên máy ép bùn khung bản để tách nước, nước tách ra được thu về bể điều hòa, còn bùn sau khi ép sẽ được chủ đầu tư thuê đơn vị có chức năng đến vận chuyển đưa đi xử lý.

Nếu Quý Doanh nghiệp gặp khó khăn trong xử lý nước thải dệt nhuộm hay cần được tư vấn thêm hãy liên hệ tới môi trường Phố Xanh để được hỗ trợ tốt nhất. Phố Xanh không ngừng cải tiến công nghệ xử lý nhằm đưa ra giải pháp tối ưu nhất với hiệu quả sử dụng cao, chi phí vận hành thấp đáp ứng những quy định trong công tác bảo vệ môi trường.

LIÊN HỆ 
 CÔNG TY CỔ PHẦN PHỐ XANH 
Địa chỉ: 24A đường 109, phường Phước Long B, quận 9, Tp.Hồ Chí Minh.
 Điện thoại: (08).22132107 – Fax: 08.62889213 – Hotline: 0912.12.1107
 Email : moitruongphoxanh@gmail.com Website : www.phoxanh.com.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét