Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Xử lý nước thải thủy sản


Xử lý nước thải thủy sản là một trong những yêu cầu hết sức cần thiết hiện nay, đang được các Cơ quan ban ngành chú trọng và xử lý triệt để. Do tính chất đặc thù của ngành, chế biến thủy hải sản là ngành sử dụng lượng nước khá lớn trong quá trình hoạt động trung bình khoảng 50-80 tấn/tấn sản phẩm. Vì vậy lượng nước thải sinh ra cùng với lượng chất thải rắn là vô cùng lớn. Nước thải công nghiệp chế biến thủy sản có các thành phần ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn thải cho phép nhiều lần và có tải lượng ô nhiễm cao, cần phải có các biện pháp thích hợp để kiểm soát ô nhiễm do nước thải.

   Xử lý nước thải Thủy sản

 Có nhiều phương pháp xử lý nước thải đã được nghiên cứu và ứng dụng. Một trong số những công trình chưa đạt hiệu quả cao do công nghệ phức tạp hoặc chi phí đầu tư, vận hành lớn. Hiện nay, ở Việt Nam đa số các nhà máy xí nghiệp chế biến thủy sản có hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa phù hợp hoặc công suất xử lý không đảm bảo. Vì vậy nước sau xử lý chưa đạt tiêu chuẩn thải ra nguồn tiếp nhận.
Do hàm lượng chất hữu cơ tương đối cao. Nước thải thủy sản là một trong các loại nước thải khó xử lý. Vì vậy, lựa chọn phương án xử lý là rất khó khăn, các kết quả tính toán, phân tích, lựa chọn phương án phải phù hợp các vấn đề đặt ra như:
  •  Nhu cầu của chủ đầu tư hệ thống
  • Các vật tư thiết bị: các thiết bị sử dụng là các loại có sẵn và dễ tìm trên thị trường để đảm bảo nhu cầu về phụ tùng thay thế khi có sự cố, không làm gián đoạn việc vận hành của hệ thống.
  • Tương thích với những thiết bị và hệ thống có sẵn.
  •  Đảm bảo yêu cầu của nước thải đầu ra.
  •  Dễ dàng trong khâu vận hành cũng như cách khắc phục sự cố.
  • Tính mềm dẻo: khả năng nâng công suất hệ thống khi nhà máy có nhu cầu nâng sản lượng, mở rộng quy mô.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy hải sản đông lạnh Phố Xanh thực hiện như sau:
Xử lý nước thải thủy sản

Thuyết minh công nghệ xử lý

 Công nghệ xử lý áp dụng là công nghệ sinh học kỵ khí – hiếu khí, quy trình xử lý như sau :
Đối với nước thải từ quá trình rửa thực phẩm được tách cặn tại bể lắng trước khi nhập vào bể sinh học hiếu khí để đi vào quy trình xử lý tập trung.

Sau tách rác, nước thải được dẫn về bể điều hòa nhập chung với nước thải sinh hoạt để ổn định lưu lượng nước, điều hòa nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. Nước thải từ các xưởng chế biến thịt gia súc gia cẩm, xưởng chế biến thủy sản đông lạnh có chứa nhiều tạp chất, thành phần ô nhiễm hữu cơ, mỡ động vật trước hết được đưa qua hệ thống tách rác để tách hết các cặn rác thông nhằm tránh kẹt bơm và giảm thiểu bớt các thành phần ô nhiễm ban đầu cho nước thải.

Tiếp theo nước được dẫn qua bể tuyển nổi để tách dầu mỡ động vật. Tại đây, dưới tác dụng của dòng khí áp lực, hầu hết thành phần mỡ có trong nước thải sẽ nổi lên mặt nước và được máy gạt mỡ dẫn về bể thu gom mỡ thải.
Nước sau tuyển nổi được bơm về bể Oxy hóa yếm khí. Trong bể yếm khí có bố trí máy khuấy trộn bùn để đảo bùn dưới đáy bể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bùn tiếp xúc với nước nhằm nâng cao hiệu suất xử lý.

Các quá trình này có thể hợp thành 4 giai đoạn, xảy ra đồng thời trong quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu cơ:
–  Thủy phân : Trong giai đoạn này, dưới tác dụng của enzyme do vi khuẩn tiết ra, các phức chất và các chất không tan (polysaccharides, protein, lipid) chuyển hóa thành các phức đơn giản hơn hoặc chất hòa tan (đường, các amino acid, acid béo).
Quá trình này xảy ra chậm. Tốc độ thủy phân phụ thuộc vào pH, kích thước hạt và đặc tính dễ phân hủy của cơ chất. Chất béo thủy phân rất chậm.
–  Acid hóa : Trong giai đoạn này, vi khuẩn lên men chuyển hóa các chất hòa tan thành chất đơn giản như acid béo dễ bay hơi, alcohols, acid lactic, methanol, CO2, H2, NH3, H2S và sinh khối mới.
–  Acetic hoá (Acetogenesis) : Vi khuẩn acetic chuyển hóa các sản phẩm của giai đoạn acid hóa thành acetate, H2, CO2 và sinh khối mới.
–  Methane hóa (methanogenesis) : Đây là giai đoạn cuối của quá trình phân huỷ kỵ khí. Acetic, H2, CO2, acid fomic và methanol chuyển hóa thành methane, CO2 và sinh khối mới.
Trong 3 giai đoạn thuỷ phân, acid hóa và acetic hóa, COD hầu như không giảm, COD chỉ giảm trong giai đoạn methane.

Nhờ sự hoạt động của hệ vi sinh vật kị khí, các chất hữu cơ trong nước thải sẽ bị oxy hóa và giảm thiểu đáng kể.

Đặc trưng của nước thải chế biến thực phẩm đông lạnh từ gia súc gia cầm và thủy sản là hàm lượng nitơ khá cao nên chúng cần được xử lý qua bể Oxy hóa sinh học thiếu khí (xem thêm giải trình ở phần khử Nitrat và khử Ntrit trong bể hiếu khí).

Nước thải tiếp tục được đưa vào bể Oxy hóa hiếu khí (Aerotank). Trong bể hiếu khí, đệm sinh học được đưa vào nhằm tăng cường mật độ vi sinh vật trong bể (vi sinh vật được lựa chọn đưa vào là các chủng có hoạt tính xử lý ô nhiễm cao) đồng thời tạo thêm môi trường oxy hóa thiếu khí cho hệ vi sinh vật bám sâu bên trong giá thể hoạt động và tham gia xử lý nước thải.

Như vậy trong bể Aerotank sẽ tồn tại hai dạng vi sinh vật lơ lửng (tự do trong nước) và dính bám (bám vào giá thể). Dạng vi sinh dính bám bao gồm loại hiếu khí (dính bám ngoài bề mặt giá thể) và dạng thiếu khí (tùy tiện) bám sâu bên trong giá thể .

Nhờ lượng oxy được đưa vào dưới dạng máy sục khí, các chất hữu cơ sẽ bị Oxy hoá bởi bùn hoạt tính (các chủng vi sinh vật hiếu khí) tạo thành các chất vô hại (CO2  + H2O).

Quá trình oxy hóa chất hữu cơ trong nước thải được tóm tắt bằng phương trình tổng quát sau :
C5H7NO2 + O2 + vi sinh vật ® CO2 + H2O + tế bào mới + năng lượng (Trong đó C5H7NO2  biểu thị cho các hợp chất hữu cơ có mặt trong nước thải).

Liên hệ
Công ty cổ phần Phố Xanh
ĐC: 24A, đường 109, P.Phước Long B, Q.9, Tp.HCM
ĐT: 0822132107 . Hotline: 0912121107
Email: moitruongphoxanh@gmail.com. Websites: Phoxanh.com.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét