Bảo vệ môi trường cho tương lai

Phố Xanh cung cấp các dịch vụ xử lý môi trường uy tín và chuyên nghiệp nhất:Xử lý nước thải, xử lý khí thải, tư vấn các hồ sơ về môi trường.

Bảo vệ môi trường cho tương lai

Phố Xanh cung cấp các dịch vụ xử lý môi trường uy tín và chuyên nghiệp nhất:xử lý nước thải, xử lý khí thải, tư vấn các hồ sơ môi trường.

Bảo vệ môi trường cho tương lai

Phố Xanh cung cấp các dịch vụ xử lý môi trường uy tín và chuyên nghiệp nhất: Xử lý nước thải, xử lý khí thải, tư vấn các hồ sơ môi trường.

Bảo vệ môi trường cho tương lai

Phố Xanh cung cấp các dịch vụ xử lý môi trường uy tín và chuyên nghiệp nhất: Xử lý nước thải, xử lý khí thải, tư vấn các hồ sơ môi trường.

Cho bạn cho tôi cho cuộc sống bền vững

Phố Xanh cung cấp các dịch vụ xử lý môi trường uy tín và chuyên nghiệp nhất: Xử lý nước thải, xử lý khí thải, tư vấn các hồ sơ môi trường.

Chào mừng bạn đến với xử lý nước thải Phố Xanh

Đầu tiên, Phố Xanh xin gửi lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành nhất đến sự quan tâm của quý cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức trong thời gian qua. Sự ủng hộ của các bạn chính là niềm vui, là nguồn động lực lớn nhất để Phố Xanh vững bước.

Với đội ngũ có kiến thức chuyên môn và tầm nhìn dài hạn Phố Xanh đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng về xử lý nước thải, xử lý khí thải và tư vấn hoàn thiện nhất các hồ sơ môi trường. Vì lợi ích của cộng đồng, vì một môi trường bền vững Phố Xanh rất hân hạnh được đồng hành cùng bạn.

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

Tổng quan về nước thải và cách xử lý nước thải

1. Nước thải là gì?

         Theo Metcalf và Eddy, 2003, nước thải có thể là hỗn hợp của nước hay chất lỏng có chứa các chất thải từ các hộ gia đình , trường học, khu thương mại hay công nghiệp với nguồn nước ngầm, nước mặt hoặc nước mưa.
          Nói cách khác  nước thải chính là nguồn nước có thành phần đã bị biến đổi và chứa nhiều chất ô nhiễm sau quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người. Bất kỳ một hoạt động nào có sử dụng nguồn nước thì sẽ phát sinh lượng nước thải tương ứng 80-90% lượng nước ban đầu.


 2. Phân loại nước thải
 Theo nguồn gốc phát sinh, nước thải có thể được chia thành các loại hình như sau:
  • Nước thải sinh hoạt
  • Nước thải công nghiệp
  • Nước thải thương mại
  • Nước mưa chảy tràn
Mỗi loại nước thải có thành phần và tính chất khác nhau do đó các công nghệ và kỹ thuật xử lý nhằm làm giảm tác động tiêu cực của nước thải tới môi trường tiếp nhận cũng khác nhau.

 3. Thành phần và tính chất của từng loại nước thải

        Thành phần của nước thải rất đa dạng, ngoài ra còn chứa các vi khuẩn gây bệnh hoặc không bệnh các hợp chất vô cơ, hữu cơ tan hoặc không tan, khí sinh học, chất độc, xác động thực vật..vv..
        Nước thải sinh hoạt: nguồn phát sinh chủ yếu là từ các hộ gia đình, khu văn phòng, trường học...được gọi là nước thải vệ sinh hoặc nước thải sinh hoạt. Các thành phần ô nhiễm chính của nước thải sinh hoạt thường là COD, N, P. trong đó N và P là rất lớn nếu không được loại bỏ thì sẽ gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa.
        Nước thải công nghiệp: nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất, thương mại, khai khoáng, các hoạt động liên quan trực tiếp tới việc sản xuất bao gồm cả nước chảy bề mặt và nước rỉ từ các khu tiếp nhận rác thải công nghiệp, thương mại và tất cả các loại nước khác. Nước thải công nghiệp thường có các thông số ô nhiễm rất cao đòi hỏi kỹ thuật xử lý phức tạp hơn. Nước thải từ các loại hình công nghiệp như hóa dầu, chế biến thực phẩm, hóa chất thường có hàm lượng các hợp chất hữu cơ lớn, chỉ số BOD, chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan cao, độ pH, mùi và các hợp chất Sunfua thường biến đổi. nước thải của các nhà máy hóa chất thường chứa nhiều hợp chất độc hại như phenol, thuốc trừ sâu, diệt cỏ..vv..có hại đối với vi sinh vật trong nước ngay cả với nồng độ nhỏ.
        Nước thải thương mại: nước thải  không chứa các chất độc tố, chất nguy hại từ các khu thương mại, có thành phần chính tương tự nước thải sinh hoạt tuy nhiên cũng có một hoặc một số chất có nồng độ lớn hơn với nước thải sinh hoạt. nước thải này phát sinh từ các cơ sở dịch vụ ăn uống, giặt là, chăn nuôi gia súc, gia cầm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe..vv..
         Nước mưa chảy tràn: nguồn gốc là từ nước mưa, tuyết tan, nước mưa thoát trên hè đường phố. là phần nước không thấm qua đất mà chảy tràn trên mặt đường và được thu gom vào các hệ thống thoát nước.
 

  4. Tầm quan trọng của xử lý nước thải

 Đối với môi trường
  • Hạn chế việc xả thải các hợp chất hữu cơ có tiêu thụ oxy đến mức có thể vào nguồn tiếp nhận (do nước thải chứa nhiều chất dinh dưỡng sẽ kích thích quá trình sinh trường và phát triển của các loại cây trong nước dẫn tới suy giảm lượng oxy có trong nước và gây hiện tượng phú dưỡng hóa)
  • Hạn chế các mùi hôi thối, gây khó chịu do ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến không khí xung quanh.
  • Bảo vệ môi trường cho tương lai 
Đối với sức khỏe
  •  Hạn chế các bênh ngoài da, viêm da, nhiễm khuẩn vết thương, viêm gan do virut  tả, lỵ, thương hàn...do tiếp xúc với nước nhiễm bẩn 
  • Trong nước thải có chứa nhiều chất độc hại có khả năng làm biến đổi gen, gây ung thư.
  • Vì những lý do trên, việc xử lý nước thải nhằm loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng được tốt hơn.
Đối với kinh tế
  •  Làm giảm đáng kể chi phí cho quá trình xử lý nước thải
  • Nguồn nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn có thể sử dụng cho mục đính tưới tiêu nông nghiệp giúp nông nghiệp phát triển bền vững hơn trong khi nguồn nước đang vô cùng khan hiếm.
  • Tận dụng các chất dinh dưỡng có sẵn trong nước thải giúp cắt giảm chi phí phân bón cho cây trồng.
  • như vậy ta thấy được rằng nguồn nước có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người. bảo vệ nguồn nước chính là bảo vệ sự sống, bảo vệ môi trường được bền vững hơn.

   5. Xử lý nước thải như thế nào?

          Lưu lượng nước thải là một thông số quan trọng trong việc thiết kế lựa chọn quy mô và công nghệ xử lý thích hợp. Lưu lượng nước thải có thể được biểu thị bằng lưu lượng đặc trưng, là lưu lượng trong một ngày đêm, lưu lượng tới hạn, các hệ số và sự dao động của lưu lượng nước thải theo ngày, tháng năm. Và quan trọng hơn hết điều đầu tiên cần xác định là đối tượng nước thải và mục đích xử lý để tính toán và đưa ra phương án hiệu quả nhất.
  •   Đối với vùng nông thôn: mục tiêu chính là xử lý nước thải nhằm phục vụ tưới tiêu nông nghiệp. Quá trình xử lý nước thải tập trung vào việc loại bỏ các tác nhân gây bệnh và lượng bùn cặn có trong nước thải vì thế sử dụng quá trình lọc kỵ khí bằng bể lọc cát là hiệu quả nhất.
  •   Đối với các khu dân cư và đô thị: việc xử lý nước thải cần tiến hành nhằm loại bỏ các hợp chất hữu cơ và bùn cặn. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học bằng bùn hoạt tính là một phương án thích hợp. Nhờ vào việc duy trì và tái tuần hoàn hỗn hợp sinh khối được hình thành bởi các vi sinh vật có khả năng hấp thụ và phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải.
  •   Đối với các hộ gia đình : biện pháp xử lý nước thải phổ biến nhất là bể tự hoại.
  •   Đối với nước thải công nghiệp: phương pháp xử lý sinh học kỵ khí cũng được sử dụng rộng rãi. 
Trong một vài trường hợp cần thiết hoặc cho phép sử dụng các công nghệ xử lý nước thải khác với cách tiếp cận mới là nhằm tái sản xuất trong tự nhiên, tạo các hồ sinh học ổn định nước thải.Tùy theo phạm vi những công nghệ và công trình đơn giản này trong nhiều trường hợp lại tỏ ra phù hợp hơn những quy trình xử lý hiện đại đòi hỏi chi phí cao. Ngoài ra, một số hệ thống xử lý nước thải hiện đại có khả năng làm sạch triệt để nước thải, ví dụ như hệ thống vi lọc, công nghệ màng. Tuy nhiên mức độ thích hợp của từng loại công nghệ này phụ thuộc vào mục đích của quá trình xử lý nước thải.

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Công ty chuyên tư vấn và thiết kế hệ thống xử lý nước thải hiệu quả

         Doanh nghiệp mình đã có hệ thống xử lý nước thải chưa? Xử lý nước thải như thế nào? Lựa chọn công nghệ xử lý nào để đạt hiệu quả nhất? Trên thực tế công nghệ xử lý nước thải hiện nay rất đa dạng với các đặc trưng kỹ thuật khác nhau, việc lựa chọn một phương án xử lý nước thải phù hợp đang là vấn đề làm mất rất nhiều thời gian cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Công ty chuyên tư vấn và thiết kế hệ thống xử lý nước thải hiệu quả


         Để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng hãy liên hệ với Công ty môi trường Phố Xanh để được tư vấn và đưa ra giải pháp xử lý nước thải hiệu quả nhất. Liên hệ ngay : 0912121107.
 Các hệ thống xử lý nước thải hiệu quả được Phố Xanh thực hiện:
  •    Xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ AAO
  •    Xử lý nước thải Thủy sản
  •    Xử lý nước thải Dệt nhuộm
  •    Xử lý nước thải chăn nuôi
  •    Xử lý nước thải sinh hoạt
  •    Xử lý nước cấp, nước ngầm 
 Hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn đầu ra. 
hih ảnh

        Tùy thuộc vào loại hình và trình độ công nghệ, đặc tính nguyên liệu và yêu cầu về chất lượng sản phẩm mà nước thải từ các nguồn phát sinh có sự khác biệt về thành phần, tính chất, lưu lượng cũng như chế độ thải nước. Vì thế hãy đồng hành cùng Phố Xanh để chúng tôi có thtư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải tối ưu nhất và hoàn thiện tốt công tác bảo vệ môi trường, góp phần thúc đẩy sphát triển của doanh nghiệp. 
Phố Xanh sẽ hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp trong các vấn đề sau:
  1.    Tư vấn giải quyết triệt để những vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình hoạt động
  2.   Đầu tư hệ thống xử lý ô nhiễm chất lượng-uy tín-hiệu quả nhất
  3.  Tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư cho doanh nghiệp
  4.  Thường xuyên hướng dn kiểm tra theo dõi và vận hành hệ thống đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
  Phố Xanh cam kết đem lại những dịch vụ tốt nhất đáp ứng nhu cầu của quý khách “Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả - Hợp lý – Hoàn thiện nhất”.

Các phương pháp xử lý nước thải thủy sản


  Phương pháp cơ học.
Bao gồm những quá trình mà khi nước thải đi qua quá trình đó sẽ không thay đổi tính chất hóa học và sinh học của nó. Mục đích nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các công trình xử lý phía sau.
Các công trình xử lý như: song chắn rác, lưới chắn rác, bể lắng cát, vớt dầu mỡ, bể lắng đợt một.
Song chắn rác, lưới chắn rác làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất thô
Bể lắng cát nhằm loại bỏ các tạp chất vô cơ chủ yếu là cát chứa trong nước thải
Bể lắng (đợt một) làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất lắng và tạp chất nổi chứa trong nước thải.
Các phương pháp xử lý nước thải thủy sảnPhương pháp sinh học
Cơ sở của phương pháp xử lý sinh học nước thải là sử dụng khả năng sống, hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số khoáng chất làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình dinh dưỡng, chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản vì thế sinh khối của chúng được tăng lên và chính là nguồn thức ăn của chúng.
Những công trình xử lý sinh học được phân thành 2 nhóm:
Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên: cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ sinh học… thường quá trình xử lý diễn ra chậm.
Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện nhân tạo: bể lọc sinh học (bể Biophin), bể làm thoáng sinh học (bể aerotank),… Do các điều kiện tạo nên bằng nhân tạo mà quá trình xử lý diễn ra nhanh hơn, cường độ mạnh hơn.
Những quá trình chủ yếu xảy ra ứng dụng xử lý bao gồm :
        Quá trình hiếu khí
Tăng trưởng lơ lửng: quá trình bùn hoạt tính, hồ làm thoáng, phân hủy hiếu khí…
Tăng trưởng bám dính: lọc nhỏ giọt, tiếp xúc sinh học quay, bể phản ứng tầng vật liệu cố định…
         Quá trình kết hợp tăng trưởng lơ lửng và tăng trưởng bám dính: lọc nhỏ giọt kết hợp với bùn hoạt tính.
 Quá trình thiếu khí
Tăng trưởng lơ lửng: tăng trưởng lơ lửng khử nitrat.
Tăng trưởng bám dính: tăng trưởng bám dính khử nitrat.
Quá trình kị khí
Tăng trưởng lơ lửng: quá trình kỵ khí tiếp xúc, phân hủy kỵ khí.
Tăng trưởng bám dính: kỵ khí tầng vật liệu cố định và lơ lửng.
Bể kỵ khí dòng chảy ngược: xử lý kỵ khí dòng chảy ngược qua lớp bùn (UASB).
Kết hợp: lớp bùn lơ lửng dòng hướng lên/ tăng trưởng bám dính dòng hướng lên.
Quá trình kết hợp hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí
Tăng trưởng lơ lửng: quá trình một hay nhiều bậc, mỗi quá trình có đặc trưng khác nhau.
Kết hợp: quá trình một hay nhiều bậc với tầng giá thể cố định cho tăng trưởng bám dính.
Thông thường giai đoạn xử lý sinh học tiến hành sau giai đoạn xử lý cơ học. Bể lắng đặt sau giai đoạn xử lý cơ học gọi là bể lắng I. Bể lắng dùng để tách màng sinh học (đặt sau bể biophin) hoặc tách bùn hoạt tính (đặt sau bể aerotank) gọi là bể lắng II.
Trong trường hợp xử lý sinh học nước thải bằng bùn hoạt tính thường đưa một phần bùn hoạt tính quay trở lại (bùn tuần hoàn) để tạo điều kiện cho quá trình sinh học hiệu quả. Phần bùn còn lại gọi là bùn dư, thường đưa tới bể nén bùn để làm giảm thể tích trước khi đưa tới các công trình xử lý cặn bằng phương pháp sinh học.
Quá trình xử lý trong điều kiện nhân tạo không loại trừ triệt để các loại vi khuẩn, nhất là vi trùng gây bệnh và truyền nhiễm. Bởi vậy, sau giai đoạn xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo cần thực hiện khử trùng nước thải trước khi xả vào môi trường.
Trong quá trình xử lý nước thải bằng bất kỳ phương pháp nào cũng tạo nên một lượng cặn bã đáng kể (=0.5 – 1% tổng lượng nước thải). Nói chung các loại cặn giữ lại ở trên các công trình xử lý nước thải đều có mùi hôi thối rất khó chịu (nhất là cặn tươi từ bể lắng I) và nguy hiểm về mặt vệ sinh.
Để giảm hàm lượng chất hữu cơ trong cặn và để đạt các chỉ tiêu vệ sinh thường sử dụng phương pháp xử lý sinh học kỵ khí trong các hố bùn ( đối với các trạm xử lý nhỏ), sân phơi bùn, thiết bị sấy khô bằng cơ học, lọc chân không, lọc ép…( đối với trạm xử lý công suất vừa và lớn). Khi lượng cặn khá lớn có thể sử dụng thiết bị sấy nhiệt.
Phương pháp xử lý bùn cặn
Nhiệm vụ của xử lý cặn (cặn được tạo nên trong quá trình xử lý nước thải) là:
-         Làm giảm thể tích và độ ẩm của cặn
-         Ổn định cặn
-        Khử trùng và sử dụng lại cặn cho các mục đích khác nhau
Rác (gồm các tạp chất không hoà tan kích thước lớn: Cặn bã thực vật, giấy, giẻ lau…) được giữ lại ở song chắn rác có thể được chở đến bãi rác (nếu lượng rác không lớn) hay nghiền rác sau đó dẫn đến bể mêtan để tiếp tục xử lý.
Cát từ các bể lắng cát được dẫn đến sân phơi cát để làm ráo nước và chở đi sử dụng vào các mục đích khác.
Cặn tươi từ các bể lắng đợt I được dẫn đến bể mêtan để xử lý.
Một phần bùn hoạt tính (vi sinh vật lơ lửng) từ bể lắng đợt II được dẫn trở lại bể Aeroten để tiếp tục tham gia quá trình xử lý (gọi là bùn hoạt tính tuần hoàn) được dẫn đến bể nén bùn để làm giảm độ ẩm và thể tích, sau đó được dẫn vào bể mêtan để tiếp tục xử lý.
Đối với các trạm xử lý nước thải sử dụng bể Biophin với sinh vật bám dính, thì bùn lắng được gọi là màng vi sinh vật và được dẫn đến bể mêtan.
Cặn ra khỏi bể mêtan có độ ẩm 96 – 97%. Để giảm thể tích cặn và làm ráo nước có thể ứng dụng các công trình xử lý trong điều kiện tự nhiên như: Sân phơi bùn, hồ chứa bùn, hoặc trong điều kiện nhân tạo như: Thiết bị lọc chân không, thiết bị lọc ép, thiết bị ly tâm cặn…Độ ẩm của cặn sau xử lý đạt 55 – 75%.
Để tiếp tục làm giảm thể tích cặn có thể thực hiện sấy bằng nhiệt với nhiều dạng thiết bị khác nhau: Thiết bị sấy dạng trống, dạng khí nén, băng tải…Sau khi sấy độ ẩm còn 25 – 30% và cặn ở dạng hạt dễ dàng vận chuyển.
Đối với các trạm xử lý nước thải có công suất nhỏ, việc xử lý cặn có thể tiến hành đơn giản hơn: Nén và sau đó làm ráo nước ở sân phơi bùn.
Phương pháp khử trùng nước thải
Sau khi xử lý sinh học, phần lớn các vi sinh vật trong nước thải bị tiêu diệt. Khi xử lý sinh học trong công trình nhân tạo (Aeropin hay Aeroten) số lượng vi khuẩn giảm xuống còn khoảng 5%, trong hồ sinh học hoặc cánh đồng lọc còn lại khoảng 1 ÷ 2%, nhưng để tiệt tiêu hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh thì nước thải cần phải được khử trùng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Dùng các hóa chất có tính độc đối với vi sinh vật, tảo, động vật nguyên sinh, giun, sán,…để làm sạch nước, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh để đổ vào nguồn tiếp nhận hoặc tái sử dụng. Khử khuẩn hay sát khuẩn có thể dùng hóa chất hoặc các tác nhân vật lý, như ozon, tia tử ngoại,…
Hóa chất sử dụng để khử khuẩn phải đảm bảo có tính độc đối với vi sinh vật trong một thời gian nhất định, sau đó phải được phân hủy hoặc được bay hơi, không còn dư lượng gây độc cho người sử dụng hoặc các mục đích sử dụng khác.
Tốc độ khử trùng càng nhanh khi nồng độ của chất khử trùng và nhiệt độ nước tăng, đồng thời phụ thuộc vào dạng không phân ly của chất khử trùng. Tốc độ khử trùng chậm đi rất nhiều khi trong nước có các chất hữu cơ, cặn lơ lửng và các chất khử khác.
Trong quá trình xử lý nước thải công đoạn khử khuẩn thường được sử dụng ở cuối quá trình, trước khi làm sạch nước triệt để và chuẩn bị đổ vào nguồn.
Các chất sử dụng để khử khuẩn thường là: Khí hoặc nước clo, nước javel, vôi clorua, các hipoclorit.

Một số công trình thường sử dụng từng bước xử lý nước thải
 
Các bước
Nhiệm vụ
Công trình điển hình
Tiền xử lý hay xử lý sơ bộ
Bảo vệ máy bơm, loại bỏ cặn nặng, vật nổi…có thể gây cản trở, tắc nghẽn cho công trình xử lý tiếp theo
Song chắn rác, máy nghiền cắt vụn rác, bể lắng cát, bể vớt dầu mỡ, bể làm thoáng sơ bộ, bể điều hòa lưu lượng và nồng độ
Xử lý sơ cấp (bậc I)
Loại bỏ bớt một phần cặn lơ lửng và các chất nổi như dầu mỡ. Có thể đồng thời với việc phân hũy kỵ khí cặn lắng ở phần dưới của các công trình ổn định cặn
Các loại bể lắng: lắng hai vỏ, lắng ngang, lắng đứng, lắng radian…
Xử lý thứ cấp (bậc II)
Phân hủy sinh học các chất hữu cơ dạng phức, mạch vòng hay dạng polyme thành các chất hữu cơ monome, hữu cơ ổn định, các đơn chất vô cơ, các chất này sau phân hủy kết thành bông cặn để loại bỏ ra khỏi nước thải.
Bể Arrotank, lọc sinh học, bể SBR, mương oxy hóa, bể lắng đợt II…
Khử trùng
Đảm bảo loại bỏ vi trùng và virus gây bệnh chứa trong nước thải, khử màu, khử mùi trước khi xả vào nguồn tiếp nhận
Có thể tiến hành khử trùng bằng Clo, ozone, tia cực tím…nhưng cần cân nhắc kỹ về mặt kinh tế. phổ biến là dùng Clo và hợp chất chứa Clo
Xử lý cặn
Làm giảm thể tích và độ ẩm của cặn, ổn định cặn, khử trùng và xử dụng cặn
Chứa cặn vô cơ trong đầm hồ, khu đất trống. Khi điều kiện về mặt bằng hạn chế dùng các thiết bị làm khô cặn trên máy lọc chân không, máy quay ly tâm, máy lọc ép chân không.