Bảo vệ môi trường cho tương lai

Phố Xanh cung cấp các dịch vụ xử lý môi trường uy tín và chuyên nghiệp nhất:Xử lý nước thải, xử lý khí thải, tư vấn các hồ sơ về môi trường.

Bảo vệ môi trường cho tương lai

Phố Xanh cung cấp các dịch vụ xử lý môi trường uy tín và chuyên nghiệp nhất:xử lý nước thải, xử lý khí thải, tư vấn các hồ sơ môi trường.

Bảo vệ môi trường cho tương lai

Phố Xanh cung cấp các dịch vụ xử lý môi trường uy tín và chuyên nghiệp nhất: Xử lý nước thải, xử lý khí thải, tư vấn các hồ sơ môi trường.

Bảo vệ môi trường cho tương lai

Phố Xanh cung cấp các dịch vụ xử lý môi trường uy tín và chuyên nghiệp nhất: Xử lý nước thải, xử lý khí thải, tư vấn các hồ sơ môi trường.

Cho bạn cho tôi cho cuộc sống bền vững

Phố Xanh cung cấp các dịch vụ xử lý môi trường uy tín và chuyên nghiệp nhất: Xử lý nước thải, xử lý khí thải, tư vấn các hồ sơ môi trường.

Chào mừng bạn đến với xử lý nước thải Phố Xanh

Đầu tiên, Phố Xanh xin gửi lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành nhất đến sự quan tâm của quý cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức trong thời gian qua. Sự ủng hộ của các bạn chính là niềm vui, là nguồn động lực lớn nhất để Phố Xanh vững bước.

Với đội ngũ có kiến thức chuyên môn và tầm nhìn dài hạn Phố Xanh đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng về xử lý nước thải, xử lý khí thải và tư vấn hoàn thiện nhất các hồ sơ môi trường. Vì lợi ích của cộng đồng, vì một môi trường bền vững Phố Xanh rất hân hạnh được đồng hành cùng bạn.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Xử lý nước thải nhà máy giấy

Nước thải của các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy thường chứa nhiều tạp chất, hóa chất và các chất ô nhiễm dạng vô cơ và hữu cơ trong đó hàm lượng BOD, COD, SS trong nước thải rất cao nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.



Các phương pháp xử lý nước thải trong công nghiệp giấy

 Các phương pháp xử lý loại bỏ các chất ô nhiễm nước của ngành giấy bao gồm lắng, đông keo tụ hóa học và phương pháp sinh học.

Phương pháp lắng

Dùng để tách các chất rắn dạng bột hay xơ sợi, trước hết đối với dòng thải từ công đoạn nghiền và xeo giấy. Với mục đích thu hồi lại xơ sợi, bột giấy thì dùng thiết bị lắng hình phễu. Trong quá trình lắng cần tính toán thời gian lưu thích hợp vì thời gian lưu dài dễ có hiện tượng phân hủy yếm khí, khi bùn lắng không được lấy ra thường xuyên. Để nước thải lắng được tốt thường tính toán với tải trọng bề mặt từ 1-2 m3/m2.h. Để nâng cao hiệu suất lắng và giảm thời gian lưu trong bể có thể thổi khí nén vào bể lắng. Loại bể lắng tuyến nổi này thường có bề mặt 5-10 m3/m2.h.

Phương pháp đông keo tụ hóa học

Phương pháp này dùng để xử lý các dạng hạt rắn lơ lửng, một phần chất hữu cơ hòa tan, hợp chất photpho, một số chất độc và khử màu. Phương pháp này có thể xử lý trước hoặc sau xử lý sinh học. các chất keo tụ thông thường là phèn sắt, phèn nhôm và vôi. các chất polime dùng để trợ keo và tăng tốc trong quá trình lắng. đối với mỗi loại phèn cần điều chỉnh pH của nước thải ở giá trị thích hợp, chẳng hạn như phèn nhôm pH từ 5-7, phèn sắt pH từ 5-11, vôi thì pH >11.

Phương pháp sinh học

Nước thải sản xuất giấy có chứa các hợp chất lignin là những chất có khả năng phân hủy hiếu khí và kỵ khí rất chậm do đó trước khi đưa nước thải vào xử lý sinh học thì dịch đen của quá trình sản xuất bột giấy cần được xử lý cục bộ để tách lignin.

Đặc tính của nước thải ngành giấy thường có tỷ lệ BOD: COD<0.55 và hàm lượng COD cao (>1000mg/l) nên trong xử lý thường kết hợp giữa phương pháp hiếu khí và kỵ khí.

Nước thải trước khi đưa vào bể sinh học UASB được bổ sung đủ chất dinh dưỡng N và P. Thiết bị để xử lý sinh học kị khí có thể dùng hồ kị khí hay các loại thiết bị kị khí cao tốc như UASB.

Xử lý nước thải công nghiệp giấy bằng phương pháp hiếu khí thường gặp hiện tượng tạo bùn dạng sợi rất khó lắng. Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải ngành này có hàm lượng các chất cacbonhyđrat cao, các hợp chất này là những chất dễ phân huỷ sinh học, mặt khác nước thải có hàm lượng sunfit cao, kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật. Ngoài ra còn do trong nước thải thiếu chất dinh dưỡng nitơ và phôtpho. Trong nhiều trường hợp, để bùn hoạt tính trong xử lý nước thải cần vận hành với chỉ số thể tích bùn cao khoảng từ 2 đến 4g/l và tải trọng bề mặt của bể lắng thứ cấp là 0,3 – 0,4 m3/m2.h.

Chọn phương án xử lý thích hợp cho từng cơ sở sản xuất cần phải nghiên cứu khảo sát xem cơ sở có xử lý dịch đen hay không, tỷ lệ nước tuần hoàn như thế nào và các đặc tính của dòng thải. Xử lý nước thải ngành giấy có thể thực hiện xử lý cục bộ từng dòng sau đó xử lý tập trung với các dòng khác trong bộ cơ sở hay xử lý tập trung với các dòng khác trong nội bộ cơ sở hay xử lý tập trung nước thải sinh hoạt.

Cơ sở để lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp

- Dựa vào lưu lượng, thành phần và tính chất của nước thải
- Dựa vào tiêu chuẩn nguồn tiếp nhận
- Diện tích mặt bằng của hệ thống xử lý
- Dựa vào kinh phí đầu tư và tính kinh tế của công trình

Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu xử lý nước thải cho nhà máy sản xuất giấy hãy liên hệ trực tiếp tới môi trường Phố Xanh hoặc gửi thông tin qua mail moitruongphoxanh@gmail.com chúng tôi sẽ tư vấn và lựa chọn giải pháp phù hợp nhằm xử lý triệt để nguồn ô nhiễm và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp. Với 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và lắp đặt  thành công các hệ thống xử lý nước thải chúng tôi tin rằng sẽ đem lại lợi ích tốt nhất cho mọi khách hàng.

LIÊN HỆ
Công ty cổ phần Phố Xanh
ĐC: 24A, đường 109, p.Phước Long B, Q.9, Tp.HCM
ĐT: 0822132107 . Website: Phoxanh.com.vn

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Xử lý nước thải sản xuất phân bón

Xử lý nước thải ngành sản xuất phân bón

Hầu hết các chất có mặt trong nước thải của các nhà máy sản xuất phân bón đều có ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận tùy từng nguyên liệu đầu vào và quy trình sản xuất mà mức độ ô nhiễm khác nhau. Nếu nước thải ô nhiễm không được xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp.


Các phương pháp Xử lý nước thải ngành phân bón 

Để đảm bảo tính kinh tế cho việc xử lý nước thải, cần phân luồng dòng thải và xử lý riêng, đặc biệt đối với những dòng có hàm lượng chất gây ô nhiễm cao với mục đích ưu tiên là thu hồi và tuần hoàn sử dụng lại cho sản xuất và sau đó giảm lưu lượng nước thải cần xử lý.
Dòng thải xử lý riêng bao gồm:
- Dòng thải mang tính axit hay kiềm cao
- Dòng thải chứa NH3, và ure nồng độ cao
- Dòng thải chứa Fluor và photphat
- Dòng thải chứa dầu, chất rắn lơ lủng cao
- Dòng thải của khí hóa than chứa xyanua, H2S, phenol
Các phương pháp xử lý:
- Dòng thải mang tính axit hay kiềm cao được xử lý bằng trung hòa, có thể trung hòa hai dòng nước thải mang tính axit và kiềm với nhau hay dùng tác nhân trung hòa.
Dòng thải chứa hàm lượng NH3 cao có thể xử lý bằng phương pháp trao đổi ion. Phương pháp này có ưu điểm thực hiện ở nhiệt độ thấp, nồng độ NH3 bất kỳ và NH3 thu hồi được tuần hoàn sử dụng cho sản xuất.Ở đay thường dùng nhựa hữu cơ có khả năng trao đổi cation với NH4+ . Sau đó NH3 được nhả qua tái sinh bằng dung dịch H2SO4.
Khử NH3 trong nước thải bằng phương pháp chưng phân ly dựa vào độ bay hơi khác nhau của NH3 và H2O. Phương pháp này có ưu điểm là thu hồi được NH3 có nồng độ cao, có thể sử dụng lại cho sản xuất tuy nhiên lại tiêu tốn lượng nhiệt lớn
Có thể xử lý NH3 bằng phương pháp sinh học bằng cách sử dụng các vi khuẩn hiếu khí và kị khí để thực hiện quá trình nitrat, nitrit hóa và khử Nitrat thành N2.
Hiếu khí                       kỵ khí
NH3         →        NO3, NO2-      →        N2+O2
Phương pháp này đòi hỏi công nghệ và khống chế quá trình phức tạp.
Dòng thải chứa Flour và phophat: trong sản xuất phân lân và phân hỗn hợp NPK thì nước thải thường chứa Flour và phopha. Xử lý nước thải loại này CaHPO4, Ca5(OH)(PO4)3 và kết hợp với đông keo tụ bằng cách bổ sung chất keo tụ Fe2(SO4)3 để tăng hiệu quả khử photphat và dễ lắng. Sơ đồ xử lý như sau:
so-do-xu-ly-nuoc-thai-phan-bon-chua-fluor-va-phophat
Sơ đồ xử lý nước thải phân bón chứa fluor và phophat
Dòng thải chứa dầu, chất rắn lơ lửng cao: dầu mỡ ở trạng thái tự do, nổi lên mặt nước và được tách bằng các phương pháp cơ học, tuyến nổi, sục khí với các cơ cấu bố trí trên bể điều hòa hay bể lắng. Các chất rắn lơ lửng có trong nước thải ngành phân bón thường là các hạt sản phẩm hay nguyên liệu được xử lý bằng phương pháp đông keo tụ và thường kết hợp xử lý với phương pháp hóa học tạo kết tủa và sau đó là lắng.
Dòng nước thải của nước rửa khí hóa than: Dòng thải này sinh ra trong công nghiệp sản xuất phân đạm, đáng chú ý là trong sản xuất phân ure gắn liên với công nghệ khí hóa than. Nước thải của trạm xử lý than đều chứa H2S và Xyanua có nồng độ cao.
Để xử lý nước thải có chứa xyanua và hydrosunfua, phương pháp oxy hóa là phương pháp ưu thế hơn cả. Phương pháp này dùng các chất oxy hóa mạnh như clo, natrihypoclorit, hydroperoxit,.. để oxy hóa muối cyanua có độ độc bằng 1/1000 muối xyanua. Các chất oxy hóa thường được dùng là NaOCL và H2O2.
Như vậy để để xử lý nước thải đạt hiệu quả cần đánh giá và xác định được lưu lượng, thành phần tính chất của từng loại nước thải. Trên cơ sở đó  lựa chọn phương án xử lý phù hợp và đem lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp, nhà máy sản xuất. Nếu gặp khó khăn trong xử lý nước thải phân bón và chưa tìm ra phương án thích hợp hãy liên hệ tới môi trường Phố Xanh để được tư vấn và giải quyết vấn đề nhanh chóng.
Liên hệ:
Công ty Cổ phần Phố Xanh
ĐC: 24A, đường 109, P.Phước Long B, Q.9, Tp.HCM
ĐT: 0822132107.  HOTLINE: 0912121107
Email: moitruongphoxanh@gmail.com. Website: phoxanh.com.vn

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp luyện kim

Nước thải từ ngành công nghiệp luyện kim rất khó xử lý vì bao gồm nhiều hóa chất độc hại như phenol, xyanua, amonia, dầu, kim loại nặng và một số chất hữu cơ khác. Đó là một trong nhữngvấn đề doanh nghiệp sản xuất đều lo lắng. Nếu nước thải không được xử lý một cách hiệu quả và đúng tiêu chuẩn quy định sẽ có hàng tấn chất thải thải ra môi trường nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và sinh vật dưới nước. Vì vậy cần phải nghiên cứu kỹ về nguồn gốc, đặc tính để từ đó áp dụng các phương pháp, công nghệ xử lý phù hợp  nhằm xử lý triệt để  nguồn nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.


 Nguồn phát sinh và đặc tính của nước thải công nghiệp luyện kim

Hầu hết các nhà máy luyện gang thép sử dụng lượng nước rất lớn trong quá trình luyện kim.  Nguồn nước thải chứa đựng hỗn hợp kim loại nặng rất cao.
  • Nước làm mát lò cao, khuôn đúc, máy nén, động cơ, máy cán,....Nước này thường ít ô nhiễm, có thể tuần hoàn sử dụng lại .
  •  Nước làm nguội xỉ, tạo hạt xỉ và làm nguội, làm sạch khí của lò cao thường chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng cao , ngoài ra còn chứa amon, xyanua, hợp chất lưu huỳnh, phenol, kim loại nặng.
  • Dòng thải của công đoạn sàng, tuyển quặng đều chứa các tạp chất sỏi đá và các muối vô cơ tan
  • Nước thải của công nghệ luyện kim màu đều mang tính axit và chứa kim loại nặng cũng như chất rắn lơ lửng.
  • Nước thải công nghệ mạ, sơn,.. tạo bề mặt bảo vệ kim loại có hàm lượng kim loại cao và các thành phần của chất trợ dung như CN-, SO42-, F2-,.., ngoài ra còn chứa dầu mỡ.

Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp luyện kim 
  •  Phương pháp kết tủa hoá học: phương pháp này dựa trên phản ứng hoá học giữa chất đưa vào nước thải với kim loại cần tách. Ở độ PH thích hợp sẽ tạo thành hợp chất kết tủa và được tách ra khỏi bằng phương pháp lắng.
  •  Phương pháp trao đổi ion: Dựa trên nguyên tắc của phương pháp trao đổi ion dùng trong ion từ nhựa hữu cơ tổng hợp, các chất cao phân tử có gốc hyđrocacbon và các nhóm chất trao đổi ion. Quá trình trao đổi ion được tiến hành trong các cột cationit và anionnit.
  •  Phương pháp điện hóa: Dựa trên cơ sở của quá trình oxi hoá khử để tách kim loại trên các điện cực nhúng trong nước thải chứa kim loại nặng khi có dòng điện một chiều chạy qua. Bằng phương pháp này cho phép tách các ion kim loại ra khỏi nước mà không cần cho thêm hoá chất, tuy nhiên thích hợp cho nước thải có nồng độ kim loại cao (>1 g/l).
  • Phương pháp sinh học: Dựa trên nguyên tắc một số loài thực vật, vi sinh vật trong nước sử dụng kim loại như chất vi lượng trong quá trình phát triển khối như bèo tây, bèo tổ ong, tảo,… với phương pháp này, nước thải phải có nồng độ kim loại nặng nhỏ hơn 60 mg/l và phải có đủ chất dinh dưỡng (nitơ, phôtpho,…) và các nguyên tố vi lượng cần thiết khác cho sự phát triển của các loài thực vật như rong tảo. Phương pháp này cần có diện tích lớn và nước thải có lẫn nhiều kim loại thì hiệu quả xử lý kém.

Phương pháp thông dụng để xử lý nước thải chứa kim loại nặng là phương pháp kết tủa hóa học kết hợp với đông keo tụ.

Phương pháp kết tủa này dựa trên nguyên tắc là độ hòa tan của kim loại trong dung dịch phụ thuộc vào độ pH. ở một giá trị pH nhất định nồng độ kim loại vượt quá nồng độ bão hòa thì sẽ bị kết tủa. Đối với một số kim loại tạo thành hydroxyt lưỡng tính  như crom, nhôm , kẽm thì thực hiện quá trình kết tủa ở giá trị pH không cao.

Nước thải của ngành công nghiệp luyện kim ,gia công kim loại có chứa hàm lượng kim loại nặng cao trước tiên cần xử lý tại nguồn để thu hồi kim loại, tạo cơ hội tuần hoàn lại nước và giảm hàm lượng kim loại thải trong dòng thải trước khi đưa vào trạm xử lý nước thải tập trung.

Do dòng thải chứa các chất độc như xyanua, fluor, phenol, sunfit...nên cần phân luồng dòng thải để xử lý từng dòng.Dòng thải chứa kim loại nặng thông thường được xử lý bằng phương pháp kết tủa hóa học.
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải chứa kim loại như sau:


Hệ thống xử lý nước thải chứa kim loại nặng bao gồm bể chứa nước thải với mục đích chứa và điều hòa lưu lượng bể phản ứng là thiết bị chính của hệ thống, trong đó hóa chất trung hòa cũng như hóa chất khử tác dụng với hợp chất chứa kim loại có trong nước thải tạo ra hydroxyt kim loại hay muối kim loại kết tủa. Sau phản ứng hỗn hợp nước và chất kết tủa được đưa qua bể lắng để tách chất kết tủa ở dạng bùn, khi cần thiết có thể bổ sung chất trợ lắng hay chất tạo keo. Bùn được xử lý tách nước và có thể dùng làm nguyên liệu đầu cho các công nghệ sản xuất khác hay chôn lấp đặc biệt, tùy thuộc vào đặc tính và thành phần của bùn.

Tùy từng lưu lượng, tính chất nước thải của dự án cụ thể để xây dựng hệ thống xử lý phù hợp đạt hiệu quả cao và chi phí đầu tư hợp lý. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu xử lý nước thải luyện kim hay gia công kim loại cần được tư vấn thêm hãy liên hệ tới môi trường Phố Xanh để được hỗ trợ và đề xuất giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp.

LIÊN HỆ
CÔNG TY CỔ PHẦN PHỐ XANH
Địa chỉ: 24A đường 109, phường Phước Long B, quận 9, Tp.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (08).22132107 – Fax: 08.62889213 – Hotline: 0912.12.1107
Email : moitruongphoxanh@gmail.com. Website : www.phoxanh.com.vn


Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Xử lý nước thải dệt nhuộm tại Bình Dương

Ngành may mặc và dệt nhuộm trở thành “một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao do đó thu hút đầu tư lớn tại các khu công nghiệp ở Tp.HCM, Bình Dương .vv..Sản xuất được đẩy mạnh tuy nhiên vấn đề môi trường mà ngành dệt may Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn đó chính là nước thải. Lượng nước sử dụng trong quá trình nhuộm và hoàn tất vải có biên độ dao động lớn và nồng độ ô nhiễm cao rất khó xử lý do đó cần tính toán và đưa ra công nghệ xử lý phù hợp để xử lý triệt để nguồn ô nhiễm.

Xử lý nước thải dệt nhuộm tại Bình Dương


Tính chất nước thải dệt nhuộm


Hoạt động sản xuất của ngành dệt may bao gồm nhiều công đoạn, từ phát triển nguồn nguyên liệu (trồng cây nguyên liệu, sản xuất bông xơ) cho tới kéo sợi, dệt vải, nhuộm hoàn tất, may và tiêu thụ sản phẩm.
Trong hầu hết các công đoạn của quá trình nhuộm và hoàn tất đều phát sinh nước thải, thành phần nước thải thường không ổn định, thay đổi theo loại nguyên liệu, loại thuốc nhuộm, loại hóa chất, chất trợ, quy trình công nghệ… Về cơ bản, nước thải nhuộm thường có nhiệt độ, độ màu và COD cao.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và xử lý nước thải cho nhiều doanh nghiệp Phố Xanh giới thiệu quy trình công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm cho doanh nghiệp tại KCN Đất Cuốc  tỉnh Bình Dương  như sau:
Xử lý nước thải dệt nhuộm tại Bình Dương
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tại KCN Đất Cuốc Bình Dương

Thuyết minh quy trình xử lý

Quy trình xử lý nước thải tập trung tại Công ty được phân theo các cụm sau:

Xử lý sơ bộ;
Xử lý hóa lý bậc 1
Xử lý sinh học;
Xử lý hóa lý bậc 2
Hệ thống xử lý khô bùn

 Cụm xử lý sơ bộ

Tách loại tạp chất chất; điều hòa nồng độ, lưu lượng, độ pH của nước thải, hạ nhiệt độ nước, giảm thiểu một phần chất ô nhiễm trong nước thải nhờ sục oxy và tung nước sàn giải nhiệt.

– Song chắn rác thô, máy tách rác tinh và bể thu gom nước thải

Nước thải sản xuất của Nhà máy theo đường ống thu gom nước thải đi qua song chắn rác thô để chắn lại các loại rác có kích thước từ 5 ~20mm trước khi đi vào bể thu gom nước thải.

Nước thải từ bể thu gom tiếp tục qua máy tách rác tinh để tách rác tinh trước khi bơm vào bể điều hòa. Máy tách rác tinh có lưới lọc rác tinh lọc các xơ sợi và tạp chất có kích thước từ 1 ~5mm trong nước, tránh thiết bị tắc nghẽn, giảm tải cho hệ thống.

– Tháp giải nhiệt

Do nước thải của xưởng dệt nhuộm nhiệt độ cao (50-60oC), vì vậy để không ảnh hưởng đến chất lượng vi sinh trong công đoạn xử lý sinh học nên nước thải sau khi tách rác sẽ được bơm lên tháp giải nhiệt để hạ nhiệt độ xuống dưới 40oC.

– Bể điều hòa

Do lưu lượng nước và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của các quá trình như nhuộm, in…có sự thay đổi lớn, vì vậy bể điều hòa được thiết kế với thời gian lưu lớn nhằm điều hòa nồng độ chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải. Tại đây nước thải cũng được bổ sung NaOH hoặc H2SO4 nhằm điều chỉnh pH của nước về mức 6-7 tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình keo tụ tạo bông tiếp theo. Bể điều hòa được sục khí để trộn giúp cho chất lượng nước đồng điều, hạn chế sự quá tải cho các công trình phía sau.

 Cụm xử lý hóa lý bậc 1

Đối với nhà máy dệt nhuộm do đầu vào có hàm lượng chất ô nhiễm cao nên phải xử lý hóa lý trước khi xử lý sinh học nhằm giảm tải các chất ô nhiễm như COD, SS, độ màu,…tạo điều kiện thuận lợi cho các bước xử lý tiếp theo.

– Bể keo tụ tạo bông và bể lắng

Nước thải từ bể điều hòa được bơm vào ngăn khuấy trộn và tạo bông của cụm hóa lý. Tại đây, chất phá màu, các hóa chất keo tụ, trợ keo tụ như PAC, Polymer được đưa vào bể, quá trình khuấy trộn hóa chất và nước thải thông qua mô tơ khuấy. Dưới tác dụng của hóa chất đưa vào, các chất ô nhiễm, chất gây màu,..sẽ kết tủa tạo phân tử có kích thước và trọng lượng lớn. Sau đó nước thải được dẫn qua bể lắng bùn 01 để tách bùn cặn, còn nước thải sau khi tách bùn cặn được tự chảy sang bể xử lý sinh học hiếu khí.


Cụm xử lý sinh học

Công đoạn xử lý sinh học không thể thiếu trong công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm, bởi hiệu suất xử lý COD, BOD, N, P cao và chi phí vận hành thấp.

Nước thải sau khi qua công đoạn xử lý hóa lý được đưa vào bể sinh học hiếu khí (gồm hiếu khí có giá thể dính bám và hiếu khí lơ lửng) cùng với nước thải sinh hoạt. Tại ngăn hiếu khí, oxy được cấp vào nhờ hệ thống phân phối khí bọt mịn dưới đáy bể, vi sinh sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất ô nhiễm theo phương trình phản ứng:

Chất hữu cơ + O2 + Chất dinh dưỡng + vi khuẩn hiếu khí à CO2 + H2O + NH3 + C5H7NO2 (vi khuẩn mới) + Năng lượng

Đồng thời với quá trình trên là quá trình hô hấp nội bào được thể hiện bằng phương trình phản ứng:

C5H7NO2 + O2 + vi khuẩn à CO2 + H2O + NH3 + E

Thông thường hiệu suất xử lý sinh học rất cao khoảng 70% đối với các chất ô nhiễm COD, BOD, N và P. Nồng độ bùn hoạt tính trong bể sục khí dao động từ 2.000 – 3,000 mg/l phụ thuộc vào nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải.

Bể lắng sinh học

Hỗn hợp gồm nước thải và bùn hoạt tính sau khi xử lý qua bể sinh học hiếu khí được chuyển tới bể lắng bùn 02. Bùn hạt sẽ bị trọng lực lắng xuống đáy bể còn phần nước trong bên trên sẽ tiếp tục chuyển qua giai đoạn xử lý hóa học.

Một phần bùn được tái tuần hoàn trở lại bể aerotank nhằm tăng nồng độ bùn hoạt tính, phần còn lại được máy bơm bùn bơm dẫn đến bể chứa bùn để tiếp tục xử lý bằng phương pháp ép bùn, phơi bùn và hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom xử lý đúng quy định.

 Cụm xử lý hóa lý bậc 2 (oxy hóa bậc cao)

Đối với nước thải dệt nhuộm, công nghệ xử lý hóa lý 1 bậc kết hợp vi sinh hiếu khí – dính bám trong một số trường hợp vẫn chưa đạt QCVN 40 :2011/BTNMT cột B Nên để đảm bảo nước sau xử lý đạt yêu cầu và hướng tới đạt QCVN 40 :2011/BTNMT cột A, cần thiết phải bổ sung thêm cụm Oxy hóa bậc 2. Hóa chất sử dụng ở cụm xử lý này là chất oxy hóa bậc cao (H2O2) và các chất phụ trợ. Phương pháp oxi hóa bậc cao có thể khử gần như triệt để màu và COD. Chất lượng nước thải đầu ra phụ thuộc vào lượng hóa chất sử dụng.

Nước thải sau khi qua cụm hóa lý bậc 2 sẽ được dẫn về bể lắng tách bùn, về bể khử trùng (bằng clorin), về hồ chứa trung gian và bể chứa cuối trước khi thoát ra hệ thống thu gom chung dẫn về trạm XLNT tập trung của KCN Đất Cuốc.

Cụm xử lý bùn

Bùn sinh ra ở các bể lắng 01, lắng 02 và lắng 03 sẽ được bơm tập trung về bể chứa bùn. Sau đó được bơm lên máy ép bùn khung bản để tách nước, nước tách ra được thu về bể điều hòa, còn bùn sau khi ép sẽ được chủ đầu tư thuê đơn vị có chức năng đến vận chuyển đưa đi xử lý.

Nếu Quý Doanh nghiệp gặp khó khăn trong xử lý nước thải dệt nhuộm hay cần được tư vấn thêm hãy liên hệ tới môi trường Phố Xanh để được hỗ trợ tốt nhất. Phố Xanh không ngừng cải tiến công nghệ xử lý nhằm đưa ra giải pháp tối ưu nhất với hiệu quả sử dụng cao, chi phí vận hành thấp đáp ứng những quy định trong công tác bảo vệ môi trường.

LIÊN HỆ 
 CÔNG TY CỔ PHẦN PHỐ XANH 
Địa chỉ: 24A đường 109, phường Phước Long B, quận 9, Tp.Hồ Chí Minh.
 Điện thoại: (08).22132107 – Fax: 08.62889213 – Hotline: 0912.12.1107
 Email : moitruongphoxanh@gmail.com Website : www.phoxanh.com.vn

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

Tổng quan về nước thải và cách xử lý nước thải

1. Nước thải là gì?

         Theo Metcalf và Eddy, 2003, nước thải có thể là hỗn hợp của nước hay chất lỏng có chứa các chất thải từ các hộ gia đình , trường học, khu thương mại hay công nghiệp với nguồn nước ngầm, nước mặt hoặc nước mưa.
          Nói cách khác  nước thải chính là nguồn nước có thành phần đã bị biến đổi và chứa nhiều chất ô nhiễm sau quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người. Bất kỳ một hoạt động nào có sử dụng nguồn nước thì sẽ phát sinh lượng nước thải tương ứng 80-90% lượng nước ban đầu.


 2. Phân loại nước thải
 Theo nguồn gốc phát sinh, nước thải có thể được chia thành các loại hình như sau:
  • Nước thải sinh hoạt
  • Nước thải công nghiệp
  • Nước thải thương mại
  • Nước mưa chảy tràn
Mỗi loại nước thải có thành phần và tính chất khác nhau do đó các công nghệ và kỹ thuật xử lý nhằm làm giảm tác động tiêu cực của nước thải tới môi trường tiếp nhận cũng khác nhau.

 3. Thành phần và tính chất của từng loại nước thải

        Thành phần của nước thải rất đa dạng, ngoài ra còn chứa các vi khuẩn gây bệnh hoặc không bệnh các hợp chất vô cơ, hữu cơ tan hoặc không tan, khí sinh học, chất độc, xác động thực vật..vv..
        Nước thải sinh hoạt: nguồn phát sinh chủ yếu là từ các hộ gia đình, khu văn phòng, trường học...được gọi là nước thải vệ sinh hoặc nước thải sinh hoạt. Các thành phần ô nhiễm chính của nước thải sinh hoạt thường là COD, N, P. trong đó N và P là rất lớn nếu không được loại bỏ thì sẽ gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa.
        Nước thải công nghiệp: nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất, thương mại, khai khoáng, các hoạt động liên quan trực tiếp tới việc sản xuất bao gồm cả nước chảy bề mặt và nước rỉ từ các khu tiếp nhận rác thải công nghiệp, thương mại và tất cả các loại nước khác. Nước thải công nghiệp thường có các thông số ô nhiễm rất cao đòi hỏi kỹ thuật xử lý phức tạp hơn. Nước thải từ các loại hình công nghiệp như hóa dầu, chế biến thực phẩm, hóa chất thường có hàm lượng các hợp chất hữu cơ lớn, chỉ số BOD, chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan cao, độ pH, mùi và các hợp chất Sunfua thường biến đổi. nước thải của các nhà máy hóa chất thường chứa nhiều hợp chất độc hại như phenol, thuốc trừ sâu, diệt cỏ..vv..có hại đối với vi sinh vật trong nước ngay cả với nồng độ nhỏ.
        Nước thải thương mại: nước thải  không chứa các chất độc tố, chất nguy hại từ các khu thương mại, có thành phần chính tương tự nước thải sinh hoạt tuy nhiên cũng có một hoặc một số chất có nồng độ lớn hơn với nước thải sinh hoạt. nước thải này phát sinh từ các cơ sở dịch vụ ăn uống, giặt là, chăn nuôi gia súc, gia cầm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe..vv..
         Nước mưa chảy tràn: nguồn gốc là từ nước mưa, tuyết tan, nước mưa thoát trên hè đường phố. là phần nước không thấm qua đất mà chảy tràn trên mặt đường và được thu gom vào các hệ thống thoát nước.
 

  4. Tầm quan trọng của xử lý nước thải

 Đối với môi trường
  • Hạn chế việc xả thải các hợp chất hữu cơ có tiêu thụ oxy đến mức có thể vào nguồn tiếp nhận (do nước thải chứa nhiều chất dinh dưỡng sẽ kích thích quá trình sinh trường và phát triển của các loại cây trong nước dẫn tới suy giảm lượng oxy có trong nước và gây hiện tượng phú dưỡng hóa)
  • Hạn chế các mùi hôi thối, gây khó chịu do ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến không khí xung quanh.
  • Bảo vệ môi trường cho tương lai 
Đối với sức khỏe
  •  Hạn chế các bênh ngoài da, viêm da, nhiễm khuẩn vết thương, viêm gan do virut  tả, lỵ, thương hàn...do tiếp xúc với nước nhiễm bẩn 
  • Trong nước thải có chứa nhiều chất độc hại có khả năng làm biến đổi gen, gây ung thư.
  • Vì những lý do trên, việc xử lý nước thải nhằm loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng được tốt hơn.
Đối với kinh tế
  •  Làm giảm đáng kể chi phí cho quá trình xử lý nước thải
  • Nguồn nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn có thể sử dụng cho mục đính tưới tiêu nông nghiệp giúp nông nghiệp phát triển bền vững hơn trong khi nguồn nước đang vô cùng khan hiếm.
  • Tận dụng các chất dinh dưỡng có sẵn trong nước thải giúp cắt giảm chi phí phân bón cho cây trồng.
  • như vậy ta thấy được rằng nguồn nước có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người. bảo vệ nguồn nước chính là bảo vệ sự sống, bảo vệ môi trường được bền vững hơn.

   5. Xử lý nước thải như thế nào?

          Lưu lượng nước thải là một thông số quan trọng trong việc thiết kế lựa chọn quy mô và công nghệ xử lý thích hợp. Lưu lượng nước thải có thể được biểu thị bằng lưu lượng đặc trưng, là lưu lượng trong một ngày đêm, lưu lượng tới hạn, các hệ số và sự dao động của lưu lượng nước thải theo ngày, tháng năm. Và quan trọng hơn hết điều đầu tiên cần xác định là đối tượng nước thải và mục đích xử lý để tính toán và đưa ra phương án hiệu quả nhất.
  •   Đối với vùng nông thôn: mục tiêu chính là xử lý nước thải nhằm phục vụ tưới tiêu nông nghiệp. Quá trình xử lý nước thải tập trung vào việc loại bỏ các tác nhân gây bệnh và lượng bùn cặn có trong nước thải vì thế sử dụng quá trình lọc kỵ khí bằng bể lọc cát là hiệu quả nhất.
  •   Đối với các khu dân cư và đô thị: việc xử lý nước thải cần tiến hành nhằm loại bỏ các hợp chất hữu cơ và bùn cặn. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học bằng bùn hoạt tính là một phương án thích hợp. Nhờ vào việc duy trì và tái tuần hoàn hỗn hợp sinh khối được hình thành bởi các vi sinh vật có khả năng hấp thụ và phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải.
  •   Đối với các hộ gia đình : biện pháp xử lý nước thải phổ biến nhất là bể tự hoại.
  •   Đối với nước thải công nghiệp: phương pháp xử lý sinh học kỵ khí cũng được sử dụng rộng rãi. 
Trong một vài trường hợp cần thiết hoặc cho phép sử dụng các công nghệ xử lý nước thải khác với cách tiếp cận mới là nhằm tái sản xuất trong tự nhiên, tạo các hồ sinh học ổn định nước thải.Tùy theo phạm vi những công nghệ và công trình đơn giản này trong nhiều trường hợp lại tỏ ra phù hợp hơn những quy trình xử lý hiện đại đòi hỏi chi phí cao. Ngoài ra, một số hệ thống xử lý nước thải hiện đại có khả năng làm sạch triệt để nước thải, ví dụ như hệ thống vi lọc, công nghệ màng. Tuy nhiên mức độ thích hợp của từng loại công nghệ này phụ thuộc vào mục đích của quá trình xử lý nước thải.

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Công ty chuyên tư vấn và thiết kế hệ thống xử lý nước thải hiệu quả

         Doanh nghiệp mình đã có hệ thống xử lý nước thải chưa? Xử lý nước thải như thế nào? Lựa chọn công nghệ xử lý nào để đạt hiệu quả nhất? Trên thực tế công nghệ xử lý nước thải hiện nay rất đa dạng với các đặc trưng kỹ thuật khác nhau, việc lựa chọn một phương án xử lý nước thải phù hợp đang là vấn đề làm mất rất nhiều thời gian cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Công ty chuyên tư vấn và thiết kế hệ thống xử lý nước thải hiệu quả


         Để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng hãy liên hệ với Công ty môi trường Phố Xanh để được tư vấn và đưa ra giải pháp xử lý nước thải hiệu quả nhất. Liên hệ ngay : 0912121107.
 Các hệ thống xử lý nước thải hiệu quả được Phố Xanh thực hiện:
  •    Xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ AAO
  •    Xử lý nước thải Thủy sản
  •    Xử lý nước thải Dệt nhuộm
  •    Xử lý nước thải chăn nuôi
  •    Xử lý nước thải sinh hoạt
  •    Xử lý nước cấp, nước ngầm 
 Hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn đầu ra. 
hih ảnh

        Tùy thuộc vào loại hình và trình độ công nghệ, đặc tính nguyên liệu và yêu cầu về chất lượng sản phẩm mà nước thải từ các nguồn phát sinh có sự khác biệt về thành phần, tính chất, lưu lượng cũng như chế độ thải nước. Vì thế hãy đồng hành cùng Phố Xanh để chúng tôi có thtư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải tối ưu nhất và hoàn thiện tốt công tác bảo vệ môi trường, góp phần thúc đẩy sphát triển của doanh nghiệp. 
Phố Xanh sẽ hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp trong các vấn đề sau:
  1.    Tư vấn giải quyết triệt để những vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình hoạt động
  2.   Đầu tư hệ thống xử lý ô nhiễm chất lượng-uy tín-hiệu quả nhất
  3.  Tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư cho doanh nghiệp
  4.  Thường xuyên hướng dn kiểm tra theo dõi và vận hành hệ thống đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
  Phố Xanh cam kết đem lại những dịch vụ tốt nhất đáp ứng nhu cầu của quý khách “Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả - Hợp lý – Hoàn thiện nhất”.

Các phương pháp xử lý nước thải thủy sản


  Phương pháp cơ học.
Bao gồm những quá trình mà khi nước thải đi qua quá trình đó sẽ không thay đổi tính chất hóa học và sinh học của nó. Mục đích nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các công trình xử lý phía sau.
Các công trình xử lý như: song chắn rác, lưới chắn rác, bể lắng cát, vớt dầu mỡ, bể lắng đợt một.
Song chắn rác, lưới chắn rác làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất thô
Bể lắng cát nhằm loại bỏ các tạp chất vô cơ chủ yếu là cát chứa trong nước thải
Bể lắng (đợt một) làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất lắng và tạp chất nổi chứa trong nước thải.
Các phương pháp xử lý nước thải thủy sảnPhương pháp sinh học
Cơ sở của phương pháp xử lý sinh học nước thải là sử dụng khả năng sống, hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số khoáng chất làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình dinh dưỡng, chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản vì thế sinh khối của chúng được tăng lên và chính là nguồn thức ăn của chúng.
Những công trình xử lý sinh học được phân thành 2 nhóm:
Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên: cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ sinh học… thường quá trình xử lý diễn ra chậm.
Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện nhân tạo: bể lọc sinh học (bể Biophin), bể làm thoáng sinh học (bể aerotank),… Do các điều kiện tạo nên bằng nhân tạo mà quá trình xử lý diễn ra nhanh hơn, cường độ mạnh hơn.
Những quá trình chủ yếu xảy ra ứng dụng xử lý bao gồm :
        Quá trình hiếu khí
Tăng trưởng lơ lửng: quá trình bùn hoạt tính, hồ làm thoáng, phân hủy hiếu khí…
Tăng trưởng bám dính: lọc nhỏ giọt, tiếp xúc sinh học quay, bể phản ứng tầng vật liệu cố định…
         Quá trình kết hợp tăng trưởng lơ lửng và tăng trưởng bám dính: lọc nhỏ giọt kết hợp với bùn hoạt tính.
 Quá trình thiếu khí
Tăng trưởng lơ lửng: tăng trưởng lơ lửng khử nitrat.
Tăng trưởng bám dính: tăng trưởng bám dính khử nitrat.
Quá trình kị khí
Tăng trưởng lơ lửng: quá trình kỵ khí tiếp xúc, phân hủy kỵ khí.
Tăng trưởng bám dính: kỵ khí tầng vật liệu cố định và lơ lửng.
Bể kỵ khí dòng chảy ngược: xử lý kỵ khí dòng chảy ngược qua lớp bùn (UASB).
Kết hợp: lớp bùn lơ lửng dòng hướng lên/ tăng trưởng bám dính dòng hướng lên.
Quá trình kết hợp hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí
Tăng trưởng lơ lửng: quá trình một hay nhiều bậc, mỗi quá trình có đặc trưng khác nhau.
Kết hợp: quá trình một hay nhiều bậc với tầng giá thể cố định cho tăng trưởng bám dính.
Thông thường giai đoạn xử lý sinh học tiến hành sau giai đoạn xử lý cơ học. Bể lắng đặt sau giai đoạn xử lý cơ học gọi là bể lắng I. Bể lắng dùng để tách màng sinh học (đặt sau bể biophin) hoặc tách bùn hoạt tính (đặt sau bể aerotank) gọi là bể lắng II.
Trong trường hợp xử lý sinh học nước thải bằng bùn hoạt tính thường đưa một phần bùn hoạt tính quay trở lại (bùn tuần hoàn) để tạo điều kiện cho quá trình sinh học hiệu quả. Phần bùn còn lại gọi là bùn dư, thường đưa tới bể nén bùn để làm giảm thể tích trước khi đưa tới các công trình xử lý cặn bằng phương pháp sinh học.
Quá trình xử lý trong điều kiện nhân tạo không loại trừ triệt để các loại vi khuẩn, nhất là vi trùng gây bệnh và truyền nhiễm. Bởi vậy, sau giai đoạn xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo cần thực hiện khử trùng nước thải trước khi xả vào môi trường.
Trong quá trình xử lý nước thải bằng bất kỳ phương pháp nào cũng tạo nên một lượng cặn bã đáng kể (=0.5 – 1% tổng lượng nước thải). Nói chung các loại cặn giữ lại ở trên các công trình xử lý nước thải đều có mùi hôi thối rất khó chịu (nhất là cặn tươi từ bể lắng I) và nguy hiểm về mặt vệ sinh.
Để giảm hàm lượng chất hữu cơ trong cặn và để đạt các chỉ tiêu vệ sinh thường sử dụng phương pháp xử lý sinh học kỵ khí trong các hố bùn ( đối với các trạm xử lý nhỏ), sân phơi bùn, thiết bị sấy khô bằng cơ học, lọc chân không, lọc ép…( đối với trạm xử lý công suất vừa và lớn). Khi lượng cặn khá lớn có thể sử dụng thiết bị sấy nhiệt.
Phương pháp xử lý bùn cặn
Nhiệm vụ của xử lý cặn (cặn được tạo nên trong quá trình xử lý nước thải) là:
-         Làm giảm thể tích và độ ẩm của cặn
-         Ổn định cặn
-        Khử trùng và sử dụng lại cặn cho các mục đích khác nhau
Rác (gồm các tạp chất không hoà tan kích thước lớn: Cặn bã thực vật, giấy, giẻ lau…) được giữ lại ở song chắn rác có thể được chở đến bãi rác (nếu lượng rác không lớn) hay nghiền rác sau đó dẫn đến bể mêtan để tiếp tục xử lý.
Cát từ các bể lắng cát được dẫn đến sân phơi cát để làm ráo nước và chở đi sử dụng vào các mục đích khác.
Cặn tươi từ các bể lắng đợt I được dẫn đến bể mêtan để xử lý.
Một phần bùn hoạt tính (vi sinh vật lơ lửng) từ bể lắng đợt II được dẫn trở lại bể Aeroten để tiếp tục tham gia quá trình xử lý (gọi là bùn hoạt tính tuần hoàn) được dẫn đến bể nén bùn để làm giảm độ ẩm và thể tích, sau đó được dẫn vào bể mêtan để tiếp tục xử lý.
Đối với các trạm xử lý nước thải sử dụng bể Biophin với sinh vật bám dính, thì bùn lắng được gọi là màng vi sinh vật và được dẫn đến bể mêtan.
Cặn ra khỏi bể mêtan có độ ẩm 96 – 97%. Để giảm thể tích cặn và làm ráo nước có thể ứng dụng các công trình xử lý trong điều kiện tự nhiên như: Sân phơi bùn, hồ chứa bùn, hoặc trong điều kiện nhân tạo như: Thiết bị lọc chân không, thiết bị lọc ép, thiết bị ly tâm cặn…Độ ẩm của cặn sau xử lý đạt 55 – 75%.
Để tiếp tục làm giảm thể tích cặn có thể thực hiện sấy bằng nhiệt với nhiều dạng thiết bị khác nhau: Thiết bị sấy dạng trống, dạng khí nén, băng tải…Sau khi sấy độ ẩm còn 25 – 30% và cặn ở dạng hạt dễ dàng vận chuyển.
Đối với các trạm xử lý nước thải có công suất nhỏ, việc xử lý cặn có thể tiến hành đơn giản hơn: Nén và sau đó làm ráo nước ở sân phơi bùn.
Phương pháp khử trùng nước thải
Sau khi xử lý sinh học, phần lớn các vi sinh vật trong nước thải bị tiêu diệt. Khi xử lý sinh học trong công trình nhân tạo (Aeropin hay Aeroten) số lượng vi khuẩn giảm xuống còn khoảng 5%, trong hồ sinh học hoặc cánh đồng lọc còn lại khoảng 1 ÷ 2%, nhưng để tiệt tiêu hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh thì nước thải cần phải được khử trùng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Dùng các hóa chất có tính độc đối với vi sinh vật, tảo, động vật nguyên sinh, giun, sán,…để làm sạch nước, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh để đổ vào nguồn tiếp nhận hoặc tái sử dụng. Khử khuẩn hay sát khuẩn có thể dùng hóa chất hoặc các tác nhân vật lý, như ozon, tia tử ngoại,…
Hóa chất sử dụng để khử khuẩn phải đảm bảo có tính độc đối với vi sinh vật trong một thời gian nhất định, sau đó phải được phân hủy hoặc được bay hơi, không còn dư lượng gây độc cho người sử dụng hoặc các mục đích sử dụng khác.
Tốc độ khử trùng càng nhanh khi nồng độ của chất khử trùng và nhiệt độ nước tăng, đồng thời phụ thuộc vào dạng không phân ly của chất khử trùng. Tốc độ khử trùng chậm đi rất nhiều khi trong nước có các chất hữu cơ, cặn lơ lửng và các chất khử khác.
Trong quá trình xử lý nước thải công đoạn khử khuẩn thường được sử dụng ở cuối quá trình, trước khi làm sạch nước triệt để và chuẩn bị đổ vào nguồn.
Các chất sử dụng để khử khuẩn thường là: Khí hoặc nước clo, nước javel, vôi clorua, các hipoclorit.

Một số công trình thường sử dụng từng bước xử lý nước thải
 
Các bước
Nhiệm vụ
Công trình điển hình
Tiền xử lý hay xử lý sơ bộ
Bảo vệ máy bơm, loại bỏ cặn nặng, vật nổi…có thể gây cản trở, tắc nghẽn cho công trình xử lý tiếp theo
Song chắn rác, máy nghiền cắt vụn rác, bể lắng cát, bể vớt dầu mỡ, bể làm thoáng sơ bộ, bể điều hòa lưu lượng và nồng độ
Xử lý sơ cấp (bậc I)
Loại bỏ bớt một phần cặn lơ lửng và các chất nổi như dầu mỡ. Có thể đồng thời với việc phân hũy kỵ khí cặn lắng ở phần dưới của các công trình ổn định cặn
Các loại bể lắng: lắng hai vỏ, lắng ngang, lắng đứng, lắng radian…
Xử lý thứ cấp (bậc II)
Phân hủy sinh học các chất hữu cơ dạng phức, mạch vòng hay dạng polyme thành các chất hữu cơ monome, hữu cơ ổn định, các đơn chất vô cơ, các chất này sau phân hủy kết thành bông cặn để loại bỏ ra khỏi nước thải.
Bể Arrotank, lọc sinh học, bể SBR, mương oxy hóa, bể lắng đợt II…
Khử trùng
Đảm bảo loại bỏ vi trùng và virus gây bệnh chứa trong nước thải, khử màu, khử mùi trước khi xả vào nguồn tiếp nhận
Có thể tiến hành khử trùng bằng Clo, ozone, tia cực tím…nhưng cần cân nhắc kỹ về mặt kinh tế. phổ biến là dùng Clo và hợp chất chứa Clo
Xử lý cặn
Làm giảm thể tích và độ ẩm của cặn, ổn định cặn, khử trùng và xử dụng cặn
Chứa cặn vô cơ trong đầm hồ, khu đất trống. Khi điều kiện về mặt bằng hạn chế dùng các thiết bị làm khô cặn trên máy lọc chân không, máy quay ly tâm, máy lọc ép chân không.